“Tôi vẫn nhớ chiến
trường Điện Biên năm đó rất ác liệt, rất nhiều người lính đã ngã xuống. Tại
vùng căn cứ này, địch cho xây dựng lô cốt, hàng rào dây thép gai rất nhiều ,
vòng trong nối vòng ngoài, tạo thành nhiều vòng bảo vệ … “ Đó là dòng hồi
tưởng của 1 người lính già đã từng tham gia chiến dịch Tây Bắc lịch sử.
Lần theo
những trang sử được ghi chép lại, người ta biết rằng tướng Đờ Cát lúc đầu chưa
chọn vị trí để đặt sở chỉ huy mà tìm cách thiết lập các vòng bảo vệ bằng dây
thép gai nối các cứ điểm lại với nhau, sau đó sẽ chọn đặt sở chỉ huy tại vị trí
an toàn nhất là ở vị trí mà có nhiều vòng bảo vệ bao quanh nhất. Mỗi 1 vòng bảo
vệ là 1 đa giác không tự cắt tạo thành bằng cách nối 1 số cứ điểm lại với nhau
bằng dây thép gai, 1 cứ điểm thuộc về không quá 1 vòng bảo vệ, các vòng bảo vệ
phải được thiết lập sao cho giữa 2 vòng bảo vệ bất kỳ X và Y thì phần diện tích
chung của X và Y = Min(diện tích X, diện tích Y) hoặc = 0.
Trên mặt
phẳng toạ độ, các cứ điểm được coi như các điểm có toạ độ nguyên. Bạn hãy xác
định xem, sở chỉ huy của tướng Đờ Cát sẽ được bảo vệ tối đa bởi mấy vòng bảo
vệ.
Input
- Dòng 1: số nguyên N là số cứ điểm. ( 1 ≤ N ≤ 4000).
- N dòng tiếp theo, dòng thứ i gồm 2 số nguyên xi, yi tương ứng là toạ độ của cứ điểm i. Các toạ độ đều là số nguyên dương ≤ 10000 .
Output: Gồm 1
dòng duy nhất ghi ra số lượng vòng bảo vệ tối đa mà sở chỉ huy của tướng Đờ Cát
có thể được bao bọc .
Input |
Output |
Giải thích |
4 100 100 200 100 100 200 300 300 |
1 |
Ta nối cứ điểm 1, 2, 3, 4 lại tạo thành 1 vòng bảo vệ, đặt trụ sở chỉ huy bên trong thì ra được đáp án. Ngoài ra còn có các phương án khác là nối cứ điểm 1, 2, 3 tạo thành 1 vòng bảo vệ, nối cứ điểm 2, 3, 4 thành 1 vòng bảo vệ, … nhưng tất cả các phương án này thì khi chọn vị trí đặt trụ sở chỉ huy thì vẫn tối đa = 1. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.