Link chấm bài: http://coder.chuyenluongthevinh.edu.vn/Contest/Enter/41
---
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG PHỔ
THÔNG NĂNG KHIẾU
ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA LẠI!!!
-------------------------
|
ĐỀ THI
TUYẾN SINH LỚP 10
Năm học 2004 - 2005
Môn
thi: TIN HỌC
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề
------------------
|
TỔNG QUAN ĐỀ THI
Tên bài
|
File CT
|
File Input
|
File
Output
|
Khoảng cách
|
DISTANCE.???
|
DISTANCE.INP
|
DISTANCE.OUT
|
Tạo bảng
|
TABLE.???
|
TABLE.INP
|
TABLE.OUT
|
Tìm nghiệm
|
EQUA.???
|
EQUA.INP
|
EQUA.OUT
|
Chú ý:
- Dấu ??? được thay thế bởi đuôi ngầm
định của ngôn ngữ được sử dụng để cài đặt chương trình
- Trong các file dữ liệu vào và ra,
các số trên cùng dòng cách nhau bằng khoảng trắng.
- Thí sinh chỉ nộp các file mã nguồn
của chương trình.
Bài 1.
DISTANCE Khoảng cách giữa hai
số
Với
hai chữ số x và t, khoảng cách của chúng được định nghĩa là số nguyên không âm
nhỏ nhất d(x,y) mà khi cộng thêm d(x,y) vào một chữ số nào đó trong hai chữ số
x,y thì kết quả nhận được là một số nguyên có chữ số hàng đơn vị trùng với chữ
số còn lại. Ví dụ: d(2, 5) = 3 vì 2 + 3 = 5, d(5, 1) = 4 vì 1 + 4 = 5, còn
d(1,9) = 2 vì 9 + 2 = 11.
Với
hai số nguyên dương X và Y có cùng số lượng chữ số, khoảng cách d(X,Y) giữa hai
số X và Y là tổng khoảng cách giữa các cặp chữ số cùng hàng tương ứng.
Ví
dụ d(213, 419)=d(2, 4) + d(1, 1) + d(3, 9) = 2 + 0 + 4 = 6.
Yêu cầu: Cho hai số X và Y có
cùng lượng chữ số N (0 < N < 100), hãy tìm khoảng cách d(X, Y).
Input
|
Output
|
213
419
|
6
|
Dữ liệu
vào
·
dòng đầu chứa số X;
·
dòng thứ hai chứa số Y thỏa mãn dàng buộc của
bài toán.
Kết quả một
số nguyên duy nhất là kết quả d(X, Y) tìm được.
Bài 1.
TABLE Tạo bảng
Cho một bảng A gồm N x N số nguyên, các dòng được đánh số từ
trên xuống dưới bắt đầu từ 1, các cột được đánh số từ trái qua phải cũng bắt
đầu từ 1. Mỗi số trong bảng có giá trị tuyệt đối không vượt quá 30000. Bảng B
được tạo ra từ bảng A theo qui tắc sau:
Phần tử của B nằm ở dòng I, cột j có giá trị
bằng tổng của các số nằm trong ô (i,j) và các ô kề nó trong bảng A: Bij
= Aij+A(i+1)j+A(i-1)j+Ai(j+1)+Ai(j-1)
Chú ý: Các
phần tử nằm ngoài bảng được xem như có giá trị bằng 0.
Yêu cầu: Cho
bảng A. Hãy tạo ra bảng B tương ứng.
Input
Input
|
Output
|
4
1 2 3 4
5 6 7 8
9 8 7 6
5 4 3 2
|
4
8 12 16 15
21 28 31 25
27 34 31 23
18 20 16 11
|
·
Dòng đầu chứa số N (N
100).

·
Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo chứa N số
nguyên lần lượt ứng với các phần tử nằm trên dòng thứ i của bảng A.
Output
cho biết bảng B tạo được có định dạng cùng một qui cách với file input, nghĩa
là:
·
Dòng đầu chứ số N.
·
Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo chứa N số
nguyên lần lượt ứng với các phần tử nằm trên dòng thứ i của bảng B.
Bài 1.
EQUA Tìm nghiệm
Xét
một phương trình có dạng sau: x + y+ z =K, trong đó K là một số nguyên dương.
Phương
trình này có thể có vô số nghiệm. Tuy nhiên, ở đây người ta chỉ quan tâm đến
các nghiệm (x, y, z) mà trong đó các số x, y, z đều là các số nguyên tố. Nhắc
lại: số tự nhiên p được gọi là số nguyên tố nếu p > 1 và p chỉ chia hết cho
1 và chính nó.
Yêu cầu: Với số K cho trước, hãy
tìm tất cả các bộ số nguyên tố x, y, z (x
y
z) là nghiệm
của phương trình trên hoặc cho biết không có nghiệm thoả mãn yêu cầu bài toán.


Input chứa duy
nhất số K (K < 5000).
Input
|
Output
|
4
|
0
0 0
|
7
|
2
2 3
0
0 0
|
Output
chứa N + 1 dòng (N là số nghiệm tìm được), trong đó:
·
Dòng thứ i trong N dòng đầu tiên chứa 3 số
nguyên cho biết bộ nghiệm thứ i tìm được.
·
Dòng thứ N + 1 chứa 3 số 0 cho biết điểm kết
thúc file output.
Các số trên cùng một
dòng cách nhau bởi khoảng trắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.