Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Tin, trường Phổ Thông Năng Khiếu, năm học 2008 - 2009

Mời các bạn tham khảo (đề thi đã được biên tập, chỉnh sửa lại)
Link chấm bài: http://coder.chuyenluongthevinh.edu.vn/Contest/Enter/41
---






ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU
ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA LẠI!!!
-------------------------
ĐỀ THI TUYẾN SINH LỚP 10
Năm học 2008 - 2009
Môn thi: TIN HỌC
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề
------------------
TỔNG QUAN ĐỀ THI
Tên bài
File CT
File Input
File Output
Mã hóa
ENCODE.???
ENCODE.INP
ENCODE.OUT
Biến đổi dãy số
EXARRAY.???
EXARRAY.INP
EXARRAY.OUT
Biến đổi bảng
NZTABLE.???
NZTABLE.INP
NZTABLE.OUT
Tìm mật khẩu
PASSWORD.???
PASSWORD.INP
PASSWORD.OUT
Chú ý:
  • Dấu ??? được thay thế bởi đuôi ngầm định của ngôn ngữ được sử dụng để cài đặt chương trình
  • Trong các file dữ liệu vào và ra, các số trên cùng dòng cách nhau bằng khoảng trắng.
  • Thí sinh chỉ nộp các file mã nguồn của chương trình.

        Bài 1.          ENCODE Mã hoá

            Để quản lý tốt các hồ sơ trong kỳ thi tuyển sinh, hội đồng tuyển sinh trường PTNK đã quyết định đánh số các hồ sơ theo một phương pháp khoa học. Mã hồ sơ của thí sinh là một chuỗi gồm 10 chữ số. Tuy nhiên không phải bất kỳ chuỗi 10 chữ số nào cũng là mã hồ sơ hợp lệ bởi vì hội đồng tuyển sinh đưa ra một quy định ràng buộc chặt chẽ cho các chữ số đó. Nếu M=a1a2..a10 là một mã hồ sơ thì M phải thỏa mãn ràng buộc:
            Nếu đặt S(M)=1a1+2a2+3a3+…+10a10 thì S(M) phải là một số chia hết cho 11.
            Nhờ quy định này, trong những trường hợp do sơ xuất có một chữ số trong mã hồ sơ bị mờ, không đọc được thì ta vẫn có thể xác định được giá trị của nó. Ví dụ như: (quy ước ? là chữ số bị mờ):
·        Với M=00000000?1 thì có thể suy ra chữ số bị mờ là 5 vì theo ràng buộc, để S(M) là một số chia hết cho 11 nó chỉ có thể có giá trị là 55.
Input
Output
00000000?1
5
00000001?1
9
00722?0858
6
·        Tương tự với M=00000001?1 thì có thể suy ra chữ số bị mờ là 9.
·        Tương tự với M=00722?0858 thì có thể suy ra chữ số bị mờ là 6.
Yêu cầu: Hãy viết chương trình giúp hội đồng tuyển sinh suy ra được chữ số bị mờ trong mã hồ sơ.
Input ghi mã hồ sơ có 1 chữ số bị mờ được thay bằng dấu chấm hỏi.
Output ghi giá trị của chữ số bị mờ trong mã hồ sơ đã cho.

        Bài 1.          EXARRAY Biến đổi dãy số

            Cho dãy các số nguyên khác nhau đôi một a gồm n số a1, a2, ..., an và dãy số nguyên b gồm n số b1, b2, ..., bn. Trên dãy số a ta có thể áp dụng phép biến đổi T(i) thực hiện phép hoán vị giá trị hai phần tử ai và ai+1 (0<i<n) .Vấn đề đặt ra là có tồn tại hay không một dãy các phép biến đổi Ti1, Ti2, …, Tik sao cho khi áp dụng, dãy a ban đầu sẽ biến thành dãy b.
            Ví dụ nếu dãy a là 1, 3, 2, 4 và dãy b là 2, 1, 3, 4 thì ta có thẻ sử dụng dãy 2 phép biến đổi T(2) và T(1) để biến đổi a thành b.
            Yêu cầu: Cho hai dãy số a, b . Hãy chỉ ra một dãy các phép biến đổi a thành b hoặc cho biết không tồn tại dãy biến đổi như vậy.
Input gồm 3 dòng:
·        Dòng đầu tiên chứa số nguyên n là số lượng phần tử của mỗi dãy số (n ≤ 100).
·        Dòng thứ hai chứa n số nguyên đôi một khác nhau ứng với các phần tử của dãy số a.
·        Dòng cuối cùng chứa n số nguyên ứng với các phần tử của dãy số b.
Input
Output
4
1 3 2 4
2 1 3 4
2
2 1

1
5
2
-1

Các số trong 2 mảng a và b đều có giá trị nằm trong đoạn [-10000, 10000].
Output
·        Nếu không thể biến đổi a thành b, file chứa số duy nhất số -1.
·        Trong trường hợp ngựoc lại, file sẽ gồm 2 dòng:
o   Dòng đầu tiên chứa số nguyên k là số lượng phép biến đổi cần áp dụng.
o   Dòng thứ hai chứa k số nguyên duơng i1, i2, …, ik ứng với các phép biến đổi Ti1, Ti2, …, Tik tìm được.
Hai số liên tiếp trên cùng một dòng được ghi cách nhau bởi một dấu cách.

        Bài 1.          NZTABLE Biến đổi bảng

            Xét bảng vuông gồm n dòng và n cột. Các dòng được đánh số từ 1 đến n từ trên xuống dưới. Các cột được đánh số từ 1 đến n từ trái sang phải. Ô nằm ở vị trí dòng i và cột j của bảng được gọi là ô (i, j). Trên bảng A đã cho, khoảng cách từ ô (i, j) đến ô (p, q) được tính bằng |i - p| + |j - q|. Tại ô (i, j) của bảng A ghi số nguyên không âm aij, i = 1, 2 ,…, n; j = 1, 2, .., n. Dựa vào các số được ghi trên bảng A, người ta cần xây dựng một bảng B cùng kích thước với A mà trên đó ô (i, j) của bảng B sẽ được ghi số bij xác định như sau:
·        Nếu aij > 0 thì bij = aij
·        Nếu aij = 0 thì bij có giá trị bằng giá trị apq của ô (p, q) gần ô (i, j) nhất trong số các ô có giá trị khác không trên dòng i và cột j của bảng A. Trong truờng hợp có nhiều ô khác không có cùng khoảng cách nhỏ nhất đến (i, j) thì ô (p, q) đựoc chọn là ô chứa số lớn nhất trong chúng. Nếu tất cả các phần tử của dòng i và cột j đều có giá trị 0 thì bij = 0.
Yêu cầu: cho bảng A, hãy tìm bảng B.
Input
Output
4
1 0 3 0
4 0 0 5
0 0 6 0
0 0 0 0
1 3 3 5
4 4 6 5
4 6 6 6
4 0 6 5

Input
·        Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n (n 50)
·        Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo ghi n số nguyên không âm ai1, ai2, …, ain là các số trên dòng thứ i của bảng, i = 1, 2,…, n; aij 10000.
Output gồm n dòng, dòng thứ i ghi n số nguyên dương bi1, bi2, …, bin là các số trên dòng thứ i của bảng B.
Hai số liên tiếp trên cùng một dòng được ghi cách nhau bởi một dấu cách.

        Bài 1.          PASSWORD Tìm mật khẩu

            Việc bảo vệ máy tính của mình để hạn chế người  khác thâm nhập vào là một vấn đề đặt ra cho mọi nguời sử dụng máy tính. Để tăng tính an toàn trong lưu trữ, một nguời đã quyết định dấu mật khẩu truy cập máy tính của mình vào một xâu T với một quy ước sao cho khi cần anh ta có thể lấy lại đuợc mật khẩu từ T như sau:
            Là một người yêu thích số học anh ta thường chọn mật khẩu P là một số nguyên tố và đem dấu vào một xâu ký tự T sao cho P chính là số nguyên tố có giá trị lớn nhất trong số các số nguyên tố tạo được từ các xâu con của T (xâu con của một xâu ký tự T là một chuỗi liên tiếp các ký tự trong T).
            Ví dụ: xâu T=”Test1234#password5426” chứa mật khẩu là 23 vì T chứa các xâu con ứng với các số nguyên tố 2,3,23 và 5.
            Yêu cầu: Cho một xâu ký tự T. Tìm mật khẩu P đã dấu trong xâu T
Input
Output
Test1234#password5426
23
Input: gồm 1 dòng duy nhất là xâu T chiều dài không quá 250 ký tự
Output: chứa số P tìm được biết P có giá trị nhỏ hơn 105. Dữ liệu cho đảm bảo T chứa ít nhất 1 số nguyên tố.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.