Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Đề thi Tin học trẻ bảng B tỉnh Đồng Nai năm 2015 - 2016 (lần thứ 20)

Mời các bạn tham khảo
---





HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ 20 – NĂM 2016
ĐỀ THI THỰC HÀNH TIN HỌC - BẢNG B (THCS)
Ngày thi: 25/6/2016
Thời gian làm bài: 120 phút
(đề thi gồm 02 trang, có 03 câu)
Họ và tên: ...........................................................................................
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh: ......................................................................................

TỔNG QUAN ĐỀ THI


Tên bài
Câu 1
Câu 2
Câu 3


Tên file chương trình
CAU1.PAS
CAU2.PAS
CAU3.PAS


Tên file nhập
CAU1.INP
CAU2.INP
CAU3.INP


Tên file xuất
CAU1.OUT
CAU2.OUT
CAU3.OUT


Số lượng test
10
10
10


Điểm của 1 test
4
3
3


Tổng điểm
40
30
30

Lưu ý thí sinh:
1.      Thí sinh tạo thư mục mang tên số báo danh tại ổ đĩa do giám thị quy định. Toàn bộ bài thi được lưu trong thư mục này.
2.      Thí sinh lập trình trên máy bằng phần mềm Free Pascal để giải các bài toán cho bên dưới. Lưu các file chương trình, file nhập, file xuất đúng tên theo yêu cầu như trên.
Câu 1. Tính tiền điện của một hộ gia đình khi biết chỉ số điện kế tháng này và chỉ số điện kế tháng trước. Tiền điện được tính cụ thể như sau:
§  50 KW đầu tiên: 1000 đồng/KW;
§  50 KW kế tiếp: 1200 đồng/KW;
§  Từ KW 101 trở lên: 1500 đồng/KW.
Ví dụ: chỉ số điện kế tháng này và chỉ số điện kế tháng trước của một hộ gia đình lần lượt là 1523 và 1459. Khi đó số KW tiêu thụ trong tháng của hộ này là 1523-1459=64 KW. Tiền điện được tính như sau:
§  50 KW đầu tiên: 50x1000 = 50000 đồng
§  14 KW kế tiếp: 14x1200 = 16800 đồng
Vậy số tiền phải trả của hộ này là 66800 đồng.
Dữ liệu vào: cho trong tệp văn bản CAU1.INP chứa 2 số nguyên dương n, m tương ứng là chỉ số điện kế tháng này và chỉ số điện kế tháng trước của một hộ gia đình (0<m<n<100000).
Dữ liệu ra: ghi vào tệp văn bản CAU1.OUT số tiền t phải trả của hộ gia đình đó.
Ví dụ:
CAU1.INP
CAU1.OUT
1523 1459
66800
Câu 2. Một số nguyên dương M được gọi là số nguyên tố kép nếu có thể biểu diễn M dưới dạng tích của hai số nguyên tố khác nhau. Ví dụ: số 15 là số nguyên tố kép vì 15=3.5, trong đó 3 và 5 là hai số nguyên tố khác nhau.
Yêu cầu: Hãy xác định số nguyên tố kép M lớn nhất không vượt quá giá trị nguyên dương N cho trước.
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản CAU2.INP chỉ chứa một số nguyên dương N (6≤N≤109)
Dữ liệu ra: ghi vào tệp văn bản CAU2.OUT giá trị M tìm được.
Ví dụ:
CAU2.INP
CAU2.OUT
17
15
Câu 3. Cuối năm học, đoàn trường tổ chức trò chơi “Chiếc nón diệu kỳ” cho học sinh. Trong chương trình chiếc nón diệu kỳ, ở phần chơi dành cho khán giả, thay vì đoán chữ như mọi khi, người dẫn chương trình tự mình quay chiếc nón và cho hiện lên màn hình trước mặt khán giả các số trong các ô mà mũi tên lần lượt đi qua. Mũi tên quay đúng một số nguyên vòng, vì vậy số cuối cùng trong dãy trùng với số đầu tiên. Sau đó người dẫn chương trình mời một khán giả ở cuối hội trường, không nhìn thấy chiếc nón, và hỏi người này hãy cho biết chiếc nón có bao nhiêu ô.
Yêu cầu: em hãy giúp khán giả trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình.
Dữ liệu vào: cho trong tệp văn bản CAU3.INP gồm:
-         Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n là số lượng số hiện lên trên màn hình (2≤n≤1000);
-         Dòng thứ hai ghi n số nguyên dương, mỗi số không quá 32000, là các số mà mũi tên lần lượt đi qua.
Kết quả: ghi vào tệp văn bản CAU3.OUT một số nguyên là số lượng ô tối thiểu cần có của chiếc nón.
Ví dụ:
CAU3.INP
CAU3.OUT
15
6 4 2 3 6 1 5 6 4 2 3 6 1 5 6
7
Giải thích: Có 7 ô trên chiếc nón lần lượt ghi các số: 6 4 2 3 6 1 5 và người dẫn chương trình đã quay 2 vòng.
----- HẾT -----
Chữ kí giám thị 1:................................................ Chữ ký giám thị 2:...............................................
(giám thị coi thi không giải thích gì thêm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.