Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Tin, chuyên Lê Hồng Phong, năm học 2003 - 2014

Mời các bạn tham khảo
Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Tin, chuyên Lê Hồng Phong, năm học 2003 - 2014

Chấm bài tại: http://coder.chuyenluongthevinh.edu.vn/Contest/Enter/41






SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------
KỲ THI TUYỂN SINH 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2013 - 2014
Môn thi chuyên: TIN HỌC
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề
------------------
TỔNG QUAN ĐỀ THI
Tên bài
File CT
File Input
File Output
Robot nhảy
JROBOT.???
JROBOT.INP
JROBOT.OUT
Nối chuỗi
CSTRING.???
CSTRING.INP
CSTRING.OUT
Cử tạ
DBELL.???
DBELL.INP
DBELL.OUT
Chú ý:
  • Dấu ??? được thay thế bởi đuôi ngầm định của ngôn ngữ được sử dụng để cài đặt chương trình
  • Trong các file dữ liệu vào và ra, các số trên cùng dòng cách nhau bằng khoảng trắng.
  • Thí sinh chỉ nộp các file mã nguồn của chương trình.

Bài 1.                       (3 điểm) JROBOT Robot nhảy

            Bờm thiết kế được một con robot để biểu diễn cho phú ông xem, tuy nhiên robot của Bờm chỉ có thể nhảy phóng lên vị trí cao hơn vị trí đang đứng. Nơi biểu diễn là sân nhà phú ông với những cột có chiều cao khác nhau được xếp cách đều nhau. Phú ông sẽ đặt robot của Bờm lên một cột định sẵn và chỉ cho phép nó nhảy qua mỗi cột một lần duy nhất.
            Yêu cầu: Hãy cho biết số lần nhảy của robot sao cho nó có thể nhảy qua nhiều cột nhất.
Input
Output
3 4
2 4 6 8
5 7 13 4
6 8 9 10
2 2
4
Input: gồm N + 2 dòng
·        Dòng đầu ghi 2 số nguyên N, M (1 ≤ N, M ≤ 1000) là kích thước sân nhà phú ông.
·        N dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi M số nguyên dương là chiều cao của các cột (chiều cao các cột không quá 10000)
·        Dòng cuối cùng là vị trí đầu tiên của robot do phú ông chọn.
Output: gồm một dòng duy nhất ghi số lần nhảy nhiều nhất mà robot có thể thực hiện.
Giải thích: Một cách đi là (2, 2) à (1, 4) à (3, 3) à (3, 4) à (2, 3)

Bài 1.                       (3 điểm) CSTRING Nối chuỗi

            Cho số N và chuỗi S (chiều dài S lớn hơn N), gọi f(N, S) là chuỗi có được bằng cách ghép chuỗi có được từ vị trí thứ N của S đến cuối chuỗi S (vị trí đầu của S là 0) với chính S.
            Chẳng hạn, f(2, “SGD”) = “DSGD”, f(3, “TPHCM”) = “CMTPHCM”
            Yêu cầu: cho biết các số nguyên N, C và chuỗi S, cho biết kết quả của việc thực hiện C lần hàm f(N, S).
Input
Output
2 3
SGD
DSGDGDDSGD
Input:
·        Dòng đầu ghi 2 số nguyên N, C (1 ≤ N, C ≤ 10)
·        Dòng thứ hai ghi chuỗi S có không quá 10 kí tự thuộc ‘A’ … ‘Z’
Output: chuỗi có được từ việc thực hiện C lần hàm f(N, S)
Giải thích: SGD à DSGD à GDDSGD à DSGDGDDSGD

Bài 1.                       (4 điểm) DBELL Cử tạ

            Cử tạ là một môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tạ là một thanh trục có gắn ở hai đầu các đĩa tạ. Bộ đĩa tạ trong phòng tập bao gồm các loại 1 kg, 2 kg, 5 kg, 10 kg, 15 kg và 20 kg với số lượng mỗi loại là đủ nhiều. Các đĩa tạ ở hai đầu thanh được gắn đối xứng để đảm bảo thanh tạ cân bằng. Mỗi người, tùy theo thể lực của mình, lắp các đĩa tạ để có trọng lượng phù hợp. Để điều chỉnh trọng lượng, người ta tháo các đĩa ngoài cùng, lắp các đĩa mới vào. Do tính đối xứng của thanh tạ, ta chỉ xét các thao tác điều chỉnh ở một đầu.
            Hiện tại ở một đầu đang có n đĩa tạ gắn vào trục, tính từ trong ra ngoài đĩa thứ i có trọng lượng pi. Bạn cần có thanh tạ với trọng lượng một đầu là w. Ví dụ, hiện tại n = 4 và các đĩa tạ là (2, 2, 1, 20), bạn cần điều chỉnh trọng lượng thành 14 kg. Bạn sẽ phải thực hiện 3 thao tác tháo lắp: tháo đĩa 20 kg, tháo đĩa 1 kg và lắp đĩa 10 kg.
            Yêu cầu: cho n, pi, 1 = 1..n, w. Hãy xác định số thao tác ít nhất cần thực hiện.
Input
Output
4
2 2 1 20
14
3
Input
·        Dòng đầu ghi số nguyên n (1 ≤ n ≤ 10)
·        Dòng thứ hai ghi n số nguyên p1, p2, …, pn.
·        Dòng thứ ba ghi số nguyên w (0 ≤ w ≤ 100).
Output: ghi số thao tác ít nhất cần thực hiện.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.